Friday, April 26, 2013

“Lệch pha” kiểm toán ngày càng nhiều

Sai số gần hết BCTC

CTCP Than Vàng Danh - Vinacomin (TVD) vừa công bố BCTC đã được kiểm toán năm 2012. Theo đó, ghi nhận lợi nhuận sau thuế sau khi kiểm toán là 57,4 tỷ đồng, tăng 45,8 tỷ đồng so với 11,6 tỷ đồng trước khi kiểm toán (mức chênh lệch trước và sau kiểm toán gần 5 lần).

Tổng CTCP Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí (PVC) thông báo báo cáo kiểm toán hợp nhất năm 2012. Theo đó, lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán tăng gần 50 tỷ đồng so với trước kiểm toán lên 271,63 tỷ đồng. Một doanh nghiệp dầu khí khác cũng có sự chênh lệch lớn trước và sau kiểm toán là Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PVS).

Cụ thể, so với BCTC do doanh nghiệp tự lập và BCTC đã kiểm toán thì doanh thu thuần tăng 97,6 tỷ đồng. Cùng với những thay đổi trong các khoản chi phí và doanh thu, lãi ròng của doanh nghiệp tăng thêm 46 tỷ đồng.

Tổng CTCP Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VNR) cũng vừa công bố BCTC 2012 sau kiểm toán. Ngược lại, so với các công ty nêu trên, so với BCTC trước kiểm toán, phần lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty mẹ của VNR năm 2012 giảm 75 tỷ đồng, chỉ còn 255,8 tỷ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu do khoản doanh thu hoạt động tài chính sau kiểm toán được ghi nhận chỉ với 304,4 tỷ đồng, trong khi trước đó VNR ghi nhận 379,4 tỷ đồng.

Wednesday, April 24, 2013

Tổng hợp luận văn các ngành kinh tế

Các bạn vào đây đăng ký thành viên và download free nhé:
http://accvietnam.net/forum/forumdisplay.php/32-Tai-lieu-De-thi-Luan-van.html

1. Luận văn tốt nghiệp ngành Bảo hiểm
Part 1 | Part 2

2. Luận văn tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế
Part 1 | Part 2

3. Luận văn tốt nghiệp ngành Kinh tế đầu tư
Part 1 | Part 2

4. Luận văn tốt nghiệp ngành Marketing
Part 1 | Part 2

5. Luận văn tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh
Part 1 | Part 2 | Part 3 | Part 4 | Part 5

6. Luận văn tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng
Part 1 | Part 2 | Part 3 | Part 4

7. Luận văn tốt nghiệp ngành Thương mại
Part 1 | Part 2 | Part 3

Monday, April 22, 2013

Hạch toán cổ phiếu thưởng sao cho đúng?

Hiện tại các Công ty cổ phần đang quyết định chia cổ tức, trong đó có việc chia cổ tức bằng cổ phiếu và thưởng bằng cổ phiếu. Bài viết này giúp độc giả thấy rõ bản chất của việc chia cổ tức bằng cổ phiếu và đưa ra hướng xử lý kế toán đối với các bên liên quan

Bản chất của cổ phiếu thưởng

Cổ phiếu được chia theo cổ tức thường được gọi là cổ phiếu thưởng. Cổ phiếu thưởng không được coi là cổ tức thực sự bởi vì cổ tức này không được thanh toán bằng tiền. Việc chia cổ tức bằng cổ phiếu chỉ làm tăng đến số lượng cổ phiếu lưu hành mà các cổ đông nắm giữ. Chính vì thế, về bản chất, nó làm giảm giá trị của mỗi cổ phiếu sau khi chia.

Thông thường cổ phiếu thưởng được chia theo một tỷ lệ nhất định. Ví dụ: Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần TT nhất trí chia toàn bộ cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 5:1. Điều đó có nghĩa là cổ đông nắm giữ 05 cổ phiếu cũ sẽ được “thưởng” 01 cổ phiếu mới phát hành, và tổng số cổ phiếu lưu hành sẽ tăng lên 20%. Khi đó chúng ta có thể thấy kết quả của việc chia cổ tức bằng cổ phiếu có thể dẫn đến giá trị của mỗi cổ phiếu giảm 20% do tổng giá trị vốn chủ sở hữu không thay đổi.

Xử lý kế toán

Cổ phiếu thưởng làm tăng số lượng cố phiếu lưu hành và làm giảm giá trị của mỗi cổ phiếu. Tuy nhiên, xử lý kế toán lại không giống nhau trong mọi trường hợp, và phụ thuộc vào yếu tố giá trị của cổ phiếu thưởng, có nghĩa là tỷ lệ chia. Theo thông lệ, khi tỷ lệ cổ phiếu thưởng nhỏ vào khoảng 20% - 25% được gọi là phát hành cổ phiếu thưởng nhỏ. Xử lý kế toán trong trường hợp này sẽ được minh hoạ bởi ví dụ dưới đây. Những trường hợp tỷ lệ cổ phiếu thưởng lớn hơn 25% được gọi là phát hành cổ phiếu thưởng lớn, và trường hợp này ít xảy ra. Một ví dụ điển hình của phát hành cổ phiếu thưởng lớn là vào 1973, hãng Walt Diney công bố tỷ lệ cổ phiếu thưởng 100%, có nghĩa là cứ 01 cổ phiếu nắm giữ sẽ được nhận thêm 01 cổ phiếu mới và như thế số lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên gấp đôi. Điều đó dẫn đến giá trị cổ phiếu bị “loãng”, làm cho giá thị trường của cổ phiếu bị sụt giảm lớn.

Sunday, April 21, 2013

Kế toán nghiệp vụ sử dụng sản phẩm, hàng hóa cho tiêu dùng nội bộ

Theo qui định hiện hành của pháp luật thuếgiá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thì khi sử dụng sản phẩm, hàng hóa cho tiêu dùng nội bộ (gọi tắt là hàng tiêu dùng nội bộ) thì doanh nghiệp phải tính, kê khai và nộp cả thuế GTGT và thuế TNDN mặc dù nghiệp vụ này không phát sinh lợi nhuận theo qui định của chuẩn mực, chế độ kế toán doanh nghiệp. Nghiệp vụ sản phẩm, hàng hóa cho tiêu dùng nội bộ sẽ phát sinh một khoản chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế TNDN và lợi nhuận kế toán do sự khác biệt về quan điểm ghi nhận giữa pháp luật về thuế TNDN và chuẩn mực, chế độ kế toán doanh nghiệp. Trên thực tế kế toán thuế GTGT và thuếTNDN nghiệp vụ sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ chưa thực hiện đúng ở khá nhiều doanh nghiệp do chưa cập nhật kịp thời các qui định về thuế và kế toán. Tác giả xin được trình bày các qui định hiện hành và phân tích rõ để giúp các doanh nghiệp và những người quan tâm hiểu đúng để triển khai tốt các vấn đề trên, cụ thể như sau:

1. Về thuế GTGT đối với hàng tiêu dùng nội bộ và hàng luân chuyển nội bộ

Theo Thông tư Số 129 /2008/TT- BTC ngày 26/12/ 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/ 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT (sau đây gọi tắt là Thông tư số 129) thì: Đối với sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ thì doanh nghiệp phải tính, nộp thuế GTGT và giá tính thuế GTGT của sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ là giá tính thuế GTGT của sản phẩm, hàng hóa cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các nghiệp vụ này. Ngược lại, đối với sản phẩm, hàng hóa luân chuyển nội bộ (gọi tắt là hàng luân chuyển nội bộ) thì doanh nghiệp không phải tính, kê khai, nộp thuế GTGT.

Thông tư số 129 qui định để phân biệt rõ sự khác nhau giữa hàng tiêu dùng nội bộ và hàng luân chuyển nội bộ, cụ thể như sau: (1) Hàng tiêu dùng nội bộ là sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp xuất sử dụng cho tiêu dùng của doanh nghiệp, không bao gồm sản phẩm, hàng hóa sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; (2) hàng luân chuyển nội bộ bao gồm sản phẩm, hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất sản phẩm, hàng hoá để chuyển kho nội bộ; xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong doanh nghiệp.

Thursday, April 18, 2013

Phân biệt kế toán quản trị, kế toán tài chính

Nguồn: Viện Quản lý Châu Á

Quan điểm của nhiều chuyên gia kế toán cho rằng, kế toán trong nền kinh tế thị trường được phân chia thành bốn bộ phận: lý thuyết hạch toán kế toán, kế toán tài chính, kế toán quản trị và kiểm toán.

Trong đó, kế toán quản trị và kế toán tài chính được coi là bộ phận hữu cơ của kế toán doanh nghiệp. Kế toán quản trị và kế toán tài chính là gì?. Hai loại kế toán này có mối quan hệ với nhau như thế nào?. Kế toán tài chính có phải là kế toán tổng hợp và kế toán quản trị có phải là kế toán chi tiết hay không?

Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về kế toán tài chính và kế toán quản trị, để cùng các bạn và những người quan tâm về khoa học kế toán hiểu rõ bản chất và mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán tôi xin trao đổi vài nét về vấn đề này.

1. Định nghĩa kế toán quản trị và kế toán tài chính

Kế toán được định nghĩa là một hệ thống thông tin đo lường, xử lý và cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó kế toán quản trị đưa ra tất cả các thông tin kinh tế đã được đo lường xử lý và cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác kế toán quản trị giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp cân nhắc và quyết định lựa chọn một trong những phương án có hiệu quả kinh tế cao nhất: phải sản xuất những sản phẩm nào, sản xuất bằng cách nào, bán các sản phẩm đó bằng cách nào, theo giá nào, làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phát triển khả năng sản xuất.

Các quyết định này gồm hai loại: Quyết định mang tính chất ngắn hạn: Các quyết định này giúp doanh nghiệp giải quyết các bài toán kinh tế trong thời kỳ ngắn hạn. Ví dụ: – Trong trường hợp nào doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn giá ở điểm hoà vốn? – Trong trường hợp nào doanh nghiệp nên tự chế hay đi mua một vài bộ phận của sản phẩm? – Trong trường hợp nào doanh nghiệp nên bán ra bán thành phẩm thay vì tiếp tục hoàn thiện thành sản phẩm cuối cùng? Quyết định mang tính dài hạn: Các quyết định này giúp doanh nghiệp giải quyết các bàii toán kinh tế hoạch định chiến lược đầu tư dài hạn như: Trong trường hợp nào doanh nghiệp quyết định thay thế mua sắm thêm các máy móc thiết bị hay thực hiện phát triển thêm lĩnh vực kinh doanh. Còn kế toán tài chính là kế toán phản ánh hiện trạng và sự biến động về vốn, tài sản của doanh nghiệp dưới dạng tổng quát hay nói cách khác là phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài. Sản phẩm của kế toán tài chính là các báo cáo tài chính. Thông tin của kế toán tài chính ngoài việc được sử dụng cho ban lãnh đạo doanh nghiệp còn được sử dụng để cung cấp cho các đối tượng bên ngoài như: Các nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê.

Phân biệt Chi phí cơ hội và Chi phí chìm trong kế toán quản trị

1. Chi phí cơ hội 

       Trong hoạt động kinh doanh, bất kỳ một khoản mục chi phí nào phát sinh đều được phản ánh và theo dõi trên các sổ sách kế toán. Tuy nhiên, có một loại chi phí hoàn toàn không được phản ánh trên sổ sách kế toán nhưng lại rất quan trọng, cần được xem xét đến mỗi khi nhà quản lý lựa chọn các phương án kinh doanh, đầu tư. Đó là chi phí cơ hội (opportunity costs). Chi phí cơ hội được định nghĩa là lợi ích (lợi nhuận) tiềm tàng bị mất đi khi chọn một phương án này thay vì chọn phương án khác.

       Thí dụ: Giả sử một người có số vốn là 100 triệu. Người này quyết định mở một cửa hàng bách hóa. Lợi nhuận hàng năm thu được từ cửa hàng là 20 triệu đồng. Nếu như người này không mở cửa hàng mà đem số tiền gửi vào ngân hàng thì anh ta sẽ thu được số tiền lãi là 15 triệu đồng/năm (tương đương lãi suất 15%/năm). Như vậy, số tiền 15 triệu đồng chính là chi phí cơ hội mà người này phải tính đến khi quyết định mở cửa hàng bách hóa để kinh doanh.

2. Chi phí chìm 

       Chi phí chìm là những chi phí đã phát sinh do quyết định trong quá khứ. Doanh nghiệp phải chịu chi phí này cho dù bất kỳ phương án nào được chọn. Vì vậy, trong việc lựa chọn các phương án khác nhau, chi phí này không được đưa vào xem xét, nó không thích hợp cho việc ra quyết định.

       Thí dụ: Một trạm thủy điện đã được dự kiến xây dựng với tổng chi phí là 200 tỷ đồng, trong đó đã chi 50 tỷ đồng. Giờ đây, chúng ta tìm được phương án xây dựng một trạm nhiệt điện có cùng công suất với trạm thủy điện, nhưng chi phí chỉ là 160 tỷ. Vậy, phải lựa chọn phương án nào với giả thiết rằng chi phí trong tương lai là giống nhau. Trong trường hợp này, chi phí 50 tỷ đồng là chi phí chìm, do đó không được đưa vào xem xét khi ta quyết định xây dựng trạm nhiệt điện hay tiếp tục xây dựng trạm thủy điện. Như thế, nếu chọn phương án xây dựng trạm nhiệt điện thì chúng ta sẽ chi 160 tỷ đồng, còn phương án tiếp tục xây dựng trạm thủy điện thì chúng ta phải chi tiếp 150 tỷ. Vì vậy, phương án tiếp tục xây dựng trạm nhiệt điện sẽ được lựa chọn vì tổng chi phí là 200 tỷ bé hơn tổng chi phí khi chọn phương án xây dựng trạm nhiệt điện 210 tỷ đồng (cả 2 phương án đều gánh chịu 50 tỷ đã chi trong quá khứ ) (Phạm Phụ, 1993)

Monday, April 15, 2013

Tuyển tập đề thi vào các Ngân hàng

Mình xin giới thiệu một số tài liệu về Ngân hàng để các bạn tham khảo:

1. Tuyển tập đề thi vào các Ngân hàng (vị trí Tín dụng, Kế toán, Thanh toán quốc tế)

2. Cách lấy số liệu để lên BCTC của Ngân hàng

3. Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng





Quy định về xử phạt vi phạm hành chính quá thời hạn mở tờ khai hải quan

Hỏi: 
Công ty tôi có NK lô hàng 500 kg chocolate từ Trung Quốc về Việt Nam. Theo hợp đồng, lô hàng sẽ được giao ở cảng Cát Lái (TP.HCM). Tuy nhiên do nhầm lẫn của hãng tàu nên lô hàng được chuyển về cảng Hải Phòng (đến cảng ngày 19-3). Ngày 23-4, Công ty mở tờ khai để NK lô hàng trên tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng KV II. Quá trình làm thủ tục, DN được công chức hải quan thông báo, do lô hàng chậm mở tờ khai và chậm nộp giấy phép nên DN sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. DN thắc mắc hành vi và mức xử phạt như thông báo của công chức hải quan có chính xác?

Trả lời:
Liên quan đến vướng mắc của công ty, ngày 27-4, Báo Hải quan đã trao đổi với lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng KV II.

Theo lãnh đạo Chi cục, ngày 19-3, lô hàng của Công ty Phương Huỳnh về đến cảng Hải Phòng. Ngày 23-4, Công ty mới tiến hành mở tờ khai (số 5391) và nộp giấy phép NK.

Trường hợp này, DN đã vi phạm 2 nội dung theo quy định của Luật Hải quan và Nghị định 97/2007/NĐ-CP năm 2007 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 18/2009/NĐ-CP năm 2009 của Chính phủ).

Vi phạm thứ nhất “về thời hạn mở tờ khai hải quan”, Điều 18, Luật Hải quan năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) quy định “Người khai hải quan khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải trong thời hạn sau đây: Hàng hóa NK được thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu; tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng kí...”.

Do đó, trường hợp hàng về đến cửa khẩu từ ngày 19-3 nhưng đến ngày 23-4, DN mới mở tờ khai là đã vi phạm quy định về thời hạn mở tờ khai (quá 30 ngày).

Căn cứ Khoản 1, Điều 8, Nghị định Nghị định 97, quy định việc xử lí vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, thì hành vi “vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế” (như của Công ty Phương Huỳnh) sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Tìm hiểu nguyên tắc hoạt động liên tục (VSA 570, IFRS 5)

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (VAS 01) - Chuẩn mực chung quy định 07 nguyên tắc kế toán cơ bản: Cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá gốc, phù hợp, nhất quán, thận trọng, trọng yếu. Bên cạnh đó Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 (VAS 21) – Trình bày Báo cáo tài chính cũng quy định 06 nguyên tắc cơ bản trình Báo báo tài chính (BCTC): Cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, nhất quán, trọng yếu và tập hợp, bù trừ, có thể so sánh.

Theo cả VAS 01 và VAS 21 thì nội dung nguyên tắc hoạt động liên tục là “BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Khi đánh giá nếu Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp biết được có những điều không chắc chắn liên quan tới các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần phải nêu rõ. Nếu BCTC không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập BCTC và lý do khiến doanh nghiệp không được coi là hoạt động liên tục. Đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 1 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán”.

Bên cạnh đó, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570 (VSA 570) - Hoạt động liên tục tại đoạn 04 có quy định “một đơn vị được coi là hoạt động liên tục trong tương lai gần có thể dự đoán được (ít nhất là 1 năm kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán) khi không có ý định hoặc yêu cầu phải giải thể, ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động, tìm kiếm sự bảo hộ từ các chủ nợ theo pháp luật và các quy định hiện hành”. Về cơ bản có thể nói nội dung nguyên tắc hoạt động liên tục của VAS và VSA đều giống nhau, trong đó VSA có quy định chi tiết, cụ thể hơn.

Hiện tại ở Việt Nam chưa có chuẩn mực kế toán đối với vấn đề này. Chỉ lưu ý KTV khi kiểm toán báo cáo tài chính phải xem xét tính liên tục theo Chuẩn mực kiểm toán:

Đoạn 02 trong VSA 570 có quy định “khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán cũng như khi đánh giá và trình bày ý kiến nhận xét trong báo cáo kiểm toán (BCKT), KTV và công ty kiểm toán phải luôn xem xét sự phù hợp của giả định “hoạt động liên tục” mà doanh nghiệp đã sử dụng để lập và trình bày Báo cáo tài chính” và tại đoạn 09 “KTV và công ty kiểm toán có trách nhiệm xem xét tính hợp lý của nguyên tắc hoạt động liên tục mà Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán đã sử dụng khi lập và trình bày BCTC và xem xét các yếu tố không chắc chắn trọng yếu nào liên quan tới khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán phải được trình bày đầy đủ trên BCTC”.

Sunday, April 14, 2013

Công văn Thuế: Thuế TNCN làm việc ngày nghỉ phép, thuê chuyên gia; Thuế TNDN, thuế GTGT khoản bồi thường về đất

1. Công văn 177/TCT-TNCN ngày 15/01/2013 của Tổng cục thuế về khoản tiền lương làm việc trong ngày nghỉ phép năm, theo đó phần thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc vào ngày được nghỉ phép năm, được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ngày thường theo quy định của Bộ Luật Lao động là thu nhập được miễn thuế TNCN

Download công văn 177/TCT-TNCN tại đây


2. Công văn số 4657/TCT-TNCN ngày 26/12/2012 của Tổng cục Thuế về Thuế TNCN đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ đào tạo:

Chi phí vé máy ban đi về giữa Nhật Bản - Việt Nam và chi phí đi lại trong quá trình giảng dạy tại Việt Nam của chuyên gia tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Đối với chi phí chỗ ở cho thời gian chuyên gia ở tại Việt Nam: có hóa đơn chứng từ hợp pháp thì tính vào thu nhập chịu thuế TNCN theo số thực tế chi trả nhưng không vượt quá 15% thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công (không bao gồm tiền thuê nhà).

Download công văn 4657.TCT-TNCN tại đây

3. Công văn 4496/TCT-CS ngày 17/12/2012 về chính sách thuế đối với khoản tiền bồi thường về đất

Công ty cổ phần 118 nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ về.đất từ Ban Quản lý đầu tư và xây dựng khu đô thị mới Hà Nội do việc thu hồi đất để xây dựng tuyến đường số 4 vào trung tâm khu đô thị mới Tây Hồ Tây thì Công ty không phải kê khai nộp thuế GTGT đối với khoản tiền nhận được này. Về thuế TNDN, Công ty nhận được tiền đền bù về tài sản cố định trên đất và tiền hỗ trợ di dời sau khi trừ các khoản chi phí liên quan như chi phí di dời (chi phí vận chuyển, lắp đặt), giá trị còn lại của tài sản cố định và các chi phí khác (nếu có), Công ty hạch toán phần còn lại vào thu nhập khác và kê khai nộp thuế TNDN theo quy định.

Download Công văn 4496/TCT-CS tại đây

Những điểm mới trong Bộ luật Lao động năm 2012 (hiệu lực từ 01/05/2013)

Bộ luật lao động năm 2012 số 10/2012/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2013 có rất nhiều điểm mới, khác so với Bộ luật cũ. Bản thân tôi đọc BLLĐ 2012 nhận thấy Bộ luật này "bình đẳng" hơn giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Dưới đây là một số điểm mới đáng lưu ý sau khi đọc BLLĐ 2012 này:

- Bỏ điều 19 của BLLĐ cũ: Cấm mọi hành vi dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm để thực hiện những hành vi trái pháp luật. Nhưng không có nghĩa là Doanh nghiệp được thực hiện những hành vi này, việc bỏ điều này chỉ để không bị chồng chéo với pháp luật Hình sự.

- Bỏ quy định về lập quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc: Từ 01/01/2009, Doanh nghiệp và NLĐ tham gia BHTN nên quy định trợ cấp thôi việc là không cần thiết.

- Bổ sung quy định "trực tiếp giao kết hợp đồng lao động": BLLĐ 2012 không cho phép thực hiện ủy quyền ký HĐLĐ với NLĐ, người sử dụng lao động phải trực tiếp giao kết. Quy định này chỉ áp dụng đối với bên sử dụng lao động (khoản 1 điều 18), đối với NLĐ được ủy quyền trong trường hợp công việc theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

- Bổ sung nghĩa vụ cung cấp thông tin: cả NLĐ và NSDLĐ có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho nhau; đây là điểm mới và cần thiết cho quá trình lựa chọn nghề, tuyển chọn lao động (điều 19);

- Cấm NSDLĐ giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng chứng chỉ, thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền/hiện vật;

- Quy định quan trọng đối với việc chuyển hóa Hợp đồng lao động từ mùa vụ sang HĐLĐ 24 tháng nếu HĐLĐ mùa vụ hết thời hạn mà hai bên không giao kết mới và NLĐ tiếp tục làm việc;

- Bổ sung Hợp đồng lao động thêm 02 điều khoản: Quy định về chế độ nâng lương, chế độ đào tạo, bồi dưỡng. Đây là điểm mới rất đáng lưu ý vì sắp tới có thể mẫu HĐLĐ hiện nay sẽ bị thay đổi cho phù hợp với luật. Hàng loạt HĐLĐ đã ký trước đây sẽ phải thay đổi.

- Nâng mức lương thử việc từ 70% lên 85%: NLĐ thử việc sẽ được hưởng mức lương không dưới 85% so với lương chính thức;

Wednesday, April 10, 2013

Hạch toán hàng trưng bày và các vấn đề liên quan đến thuế

Câu hỏi bên diễn đàn Webketoan: "Bên công ty em có xuất hàng mẫu giao cho các đại lý kèm theo hợp đồng thỏa thuận khi giao hàng sẽ thu ngay 50% tiền hàng. Nếu đại lý trưng bày sản phẩm đủ 2 tháng thì coi như bên em đã bán cho họ với giá chỉ bằng 50%. Nếu trong thời gian đó đại lý gửi trả lại nguyên vẹn hàng thì bên em sẽ nhận lại hàng và thanh toán lại 50% giá trị lô hàng lúc giao hàng mà bên em đã nhận tiền.
Vậy trong TH này em cần phải làm như thế nào?"

Nếu phân tích đề bài đơn thuần ta sẽ thấy có 3 mốc thời gian chính:


1. Hạch toán tại thời điểm xuất hàng

2. Hạch toán tại thời điểm thu tiền trước
3. Hạch toán tại thời điểm ghi nhận doanh thu (sau 2 tháng trưng bày)

Tuy nhiên, Luật thuế hiện tại yêu cầu phải xuất hóa đơn ngay khi xuất hàng mẫu không thu tiền, dòng thuế suất gạch bỏ, do đó phải xác định doanh thu giá vốn ngay thời điểm (1). Khi đọc các quy định này tôi chỉ thấy nhắc đến trường hợp hàng mẫu không thu tiền mà không nói trong trường hợp hàng mẫu có thu tiền thì như nào cả.


Quay về câu hỏi của bạn ở diễn đàn kế toán, lúc đầu tôi đi theo hướng giải quyết xem lô hàng này như là hàng gửi bán và hạch toán theo kiểu bán hàng đại lý. Nhưng như vậy rắc rối vì 2 bên phải có hợp đồng bán hàng đại lý, xây dựng các chính sách chiết khấu đi kèm,...


Do đó tôi chuyển hướng sang xử lý xem lô hàng này như hàng mẫu không thu tiền. Sau 2 tháng trưng bày nếu thu được tiền thi ghi nhận là một khoản thu nhập khác

1. Khi xuất hàng mẫu, theo Luật bắt buộc phải xuất hóa đơn GTGT và ghi là hàng mẫu không thu tiền, gạch bỏ dòng thuế suất
Nợ 632/Có 156
Nợ 641/Có 512

2. Sau 2 tháng thu được tiền, xuất hóa đơn GTGT ghi theo giá 50% và có VAT
Nợ 111/Có 711, Có 33311

Hạch toán như vậy ổn chưa? Về mặt pháp luật Thuế đảm bảo chưa?

Đôi điều trao đổi, mong các bạn dành chút thời gian bàn luận!


Cập nhật cách xử lý thứ 2, hạch toán theo 3 mốc thời gian như phân tích ở trên (đồng quan điểm với bạn Lê Thanh Phương), không coi đây là hàng mẫu nữa mà hạch toán theo hướng hàng gửi bán:
1. Khi xuất hàng:
Nợ TK 157 / Có TK 156

2. Khi thu được tiền xem đây là khoản khách hàng trả trước:
Nợ TK 111 / Có TK 131

3. Hai tháng sau khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu, DN xuất hóa đơn GTGT ghi theo giá 50% và có VAT

Nợ TK 632 / Có TK 157
Nợ TK 131 / Có TK 511 Có TK 33311


Monday, April 8, 2013

Hỏi đáp tại Hội nghị QT thuế và đối thoại với NNT ngày 12-03-2013 (Nam Định)

Câu hỏi 1:Báo cáo tài chính năm 2012 nộp qua mạng hay nộp trực tiếp tại cơ quan thuế?
Trả lời:
- Các tờ khai nộp qua mạng bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính không nộp được qua mạng, phải nộp trực tiếp tại cơ quan thuế

Câu hỏi 2:Lập hoá đơn GTGT đối với tài sản cố định do doanh nghiệp tự làm?
Trả lời:
Tài sản cố định do doanh nghiệp tự làm khi đưa vào sử dụng, trích khấu hao phải lập hoá đơn GTGT. Trên hoá đơn ghi người bán, người mua là tên doanh nghiệp, dòng giá bán ghi theo giá thành sản xuất tài sản, dòng thuế suất thuế GTGT ghi theo mức thuế suất của tài sản.

Câu hỏi 3:
- Chi phí lãi vay trả cho cán bộ công nhân viên trong và ngoài công ty năm 2012 nhưng thực tế chưa chi trả cho các cá nhân đó thì có được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN không?
- Năm 2013 mới trả chi phí lãi vay cho các cá nhân này thì tính thuế và kê khai thuế TNCN theo biểu nào?

Trả lời:
- Chi phí phí lãi vay trả cho cán bộ công nhân viên trong và ngoài công ty được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
- Thu nhập từ lãi tiền vay là thu nhập từ đầu tư vốn. Công ty tính thuế TNCN của khoản thu nhập này với thuế suất là 5% và thực hiện khai thuế TNCN tháng (hoặc quý) theo Mẫu số 03/KK-TNCN, quyết toán thuế TNCN theo Mẫu số 06/KK-TNCN (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính).

Câu hỏi 4:
Công ty có trụ sở tại thành phố Nam Định, có công trình xây dựng tại địa bàn huyện thuộc tỉnh Nam Định. Công ty đã trích nộp 2% thuế GTGT của công trình này vào KBNN huyện thì Công ty có phải kê khai khoản thuế đã nộp này như thế nào?
Trả lời:
Căn cứ Công văn số 789/TCT-KK ngày 12/3/2013 của Tổng cục thuế “V/v kê khai, khấu trừ thuế GTGT 2%” thì: Công ty kê khai giấy nộp tiền vào NSNN vào bảng kê mẫu số 01-5/GTGT và đưa lên chỉ tiêu 39 (tổng số thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh) trên tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT để thực hiện bù trừ với số thuế GTGT phải nộp ở trụ sở chính.

Friday, April 5, 2013

Tài liệu kế toán quốc tế: Chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam

Các bạn vào đây đăng ký thành viên và download free nhé
http://accvietnam.net/forum/forumdisplay.php/26-Ke-toan-quoc-te.html

Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn các tài liệu môn kế toán quốc tế. Cụ thể ở đây là các chuẩn mực kế toán quốc tế, hướng dẫn các chuẩn mực kế toán quốc tế và so sánh với chuẩn mực kế toán Việt Nam:

1. Chuẩn mực kế toán quốc tế


2. Hướng dẫn chuẩn mực kế toán quốc tế bản tiếng Anh


3. Hướng dẫn chuẩn mực kế toán quốc tế bản tiếng Việt


4. So sánh IFRS và GAPP của Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia


5. So sánh IFRS và VAS Việt Nam (bản của S&S)


6. So sánh IFRS và VAS Việt Nam (bản word)

Thông tư 214/2012/TT-BTC ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán cho năm tài chính 2014

Thông tư ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam áp dụng đối với doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.

37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có số hiệu và tên gọi như sau: Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1- Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác (VSQC1). Chuẩn mực số 200 - Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Chuẩn mực số 210- Hợp đồng kiểm toán. Chuẩn mực số 220- Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính. Chuẩn mực số 230- Tài liệu, hồ sơ kiểm toán...

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2014. Đối với các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính và các công việc kiểm toán khác được thực hiện trước ngày Thông tư có hiệu lực mà đến thời điểm đó trở đi mới phát hành báo cáo kiểm toán thì phải áp dụng hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành theo Thông tư này.

Các chuẩn mực kiểm toán số 1000 “Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành”, Chuẩn mực kiểm toán số 930 “Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính” ban hành theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chuẩn mực kiểm toán số 910 “Công tác soát xét báo cáo tài chính”, Chuẩn mực kiểm toán số 920 “Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước” ban hành theo Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi có chuẩn mực mới thay thế.

Theo Báo Hải quan


Thursday, April 4, 2013

Quy định về định mức tiêu hao Nguyên vật liệu

Thông tư 123/2012/TT-BTC về thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời có một số điểm mới về định mức tiêu hao Nguyên vật liệu. Hiện nay trên các diễn đàn kế toán, một số bạn còn thắc mắc về khoản chi phí này có được trừ hay không? Muốn được cơ quan Thuế chấp nhận thì phải làm gì. Tôi tìm hiểu và trích lại một số quy định để mọi người thấy rõ hơn.

Tại Thông tư số 123/2012/TT-BTC đã hướng dẫn doanh nghiệp chỉ xác định định mức tiêu hao chỉ cần lưu tại doanh nghiệp, tuy nhiên phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 3 tháng kể từ khi bắt đầu đi vào sản xuất, kinh doanh đối với định mức chính của những sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp. Định mức chính của những sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp do doanh nghiệp tự quyết định, cụ thể như sau:

"Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh nghiệp đồng thời xuất trình đầy đủ với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.
Riêng định mức chính của những sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 3 tháng đầu năm hoặc 3 tháng kể từ khi bắt đầu đi vào sản xuất, kinh doanh (đối với doanh nghiệp mới thành lập hoặc trường hợp doanh nghiệp có bổ sung sản xuất những sản phẩm mới mà sản phẩm này thuộc diện phải thông báo định mức nhưng chưa được thông báo). Danh mục định mức chính của những sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định.
Trường hợp doanh nghiệp trong thời gian sản xuất kinh doanh có điều chỉnh, bổ sung định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã thông báo với cơ quan thuế thì phải thông báo lại cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết. Thời hạn cuối cùng của việc thông báo cho cơ quan thuế việc điều chỉnh, bổ sung định mức tiêu hao là thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của năm quyết toán. Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành. Trường hợp doanh nghiệp không thông báo định mức cho cơ quan thuế đúng thời hạn quy định thì cơ quan thuế khi thanh tra, kiểm tra có quyền ấn định chi phí nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá. Việc ấn định chi phí nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá được căn cứ theo pháp luật về quản lý thuế."
Như vậy: Đăng ký định mức chính của những sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 3 tháng đầu năm và quy định: Trường hợp doanh nghiệp không thông báo định mức cho cơ quan thuế đúng thời hạn quy định thì cơ quan thuế khi thanh tra, kiểm tra có quyền ấn định chi phí nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá. Việc ấn định chi phí nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá được căn cứ theo pháp luật về quản lý thuế.

Tham khảo:

Monday, April 1, 2013

Tổng hợp luận văn kế toán kiểm toán tham khảo

Các bạn vào đây đăng ký thành viên và download free nhé:
http://accvietnam.net/forum/forumdisplay.php/32-Tai-lieu-De-thi-Luan-van.html

Mình tìm được nguồn Luận văn nhưng bị hạn chế download 1 ngày. Vì vậy mình sẽ cố gắng download và up lên từng ngày sau khi download xong. Có một số link đã die nên số của luận văn không liền mạch:

Download Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5


Khoảng 260 Luận văn Kế toán Kiểm toán tham khảo (mỗi phần khoảng 20 luận văn)

Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6
Phần 7 | Phần 8 | Phần 9 | Phần 10 | Phần 11 | Phần 12 | Phần 13


Báo cáo thực tập tổng hợp của sinh viên trường ĐH Dân lập Thăng Long:


Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6 | Phần 7

Hạch toán chi phí sửa chữa TSCĐ


Theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010):


“Sửa chữa tài sản cố định: là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của tài sản cố định.”;


“Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.

Đối với những tài sản cố định mà việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí hợp lý số chênh lệch này. Nếu số thực chi sửa chữa tài sản cố định nhỏ hơn số đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ”;


Như vậy, nếu sửa chữa TSCĐ đơn thuần thì chi phí này sẽ được hạch toán vào TK 142, 242 và phân bổ tối đa không quá 3 năm.

Đặt ra 1 câu hỏi khác: Trường hợp sửa chữa nào thì đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ?

Tham khảo các tài liệu tôi nhận thấy rằng vấn đề này chỉ được quy định chung chung là:

Đoạn 24, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – Tài sản cố định hữu hình ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định: “Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó, như:
(a) Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng công suất sử dụng của chúng…”
Đoạn 25, chuẩn mực trên cũng quy định “Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình nhằm mục đích khôi phục hoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ”.

Quy định mới về việc đăng ký và hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Ngày 01 tháng 03 năm 2013, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội ban hành Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó:


Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH như sau:

Người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung được hướng dẫn thực hiện như sau:

Người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người có tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:

+ Người lao động có các tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương, tiền công tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.

+ Người lao động có các tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương, tiền công tháng tại đơn vị.

Sửa đổi, bổ sung Khoản 6 và Khoản 7 Điều 3 như sau:

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, được hướng dẫn thực hiện như sau:

+ Hết thời hạn hưởng theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

+ Có việc làm.

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự. Ngày mà người lao động được xác định thực hiện nghĩa vụ quân sự là ngày người lao động nhập ngũ.

+ Được hưởng lương hưu hằng tháng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Ngày mà người lao động được xác định nghỉ hưu là ngày bắt đầu tính hưởng lương hưu được ghi trong Quyết định hưởng lương hưu hằng tháng.

+ Sau hai lần từ chối nhận việc làm do Trung tâm Giới thiệu việc làm giới thiệu mà không có lý do chính đáng.

+ Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, ba tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy định.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...