Thursday, March 28, 2013

Chiết khấu thương mại, Giảm giá hàng bán

1. Định nghĩa:

Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. 

Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. 

2. Hạch toán:

Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại

Tài khoản này dùng để phản ánh chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.

Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:

-Chỉ hạch toán vào tài khoản này khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định.

-Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm vào giá bán trên “Hóa đơn (GTGT)” hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng.

VD: Hóa đơn GTGT xuất tháng 5 ghi:
Mặt hàng X: 100
Mặt hàng Y: 150
CKTM 25
Thành tiền 225
Thuế 10% 22,5
Tổng cộng 247.5

Bên bán hạch toán:

- Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 521 – 25
Nợ TK 3331 – 2.5
Có TK 131 – 27.5
- Phản ảnh doanh thu
Nợ TK 131 - 275
Có TK 511 – 250
Có TK 3331 - 25

Bên mua sẽ hạch toán:

1/ Nếu bên mua phân bổ được vào giá trị hàng hóa mua vào: 
Nợ TK 156-giá trị từng mặt hàng đã giảm theo tỷ lệ chiết khấu
Nợ TK 133
Có TK 331-Giá trị đã giảm theo chiết khấu.

2/ Nếu không thể phân bổ giá trị chiết khấu thương mại do hàng hoá đã xuất kho hết….thì có thể ghi (số theo ví dụ trên)
-Phản ảnh hàng hoá nhập vào kho :
Nợ TK 156- 250
Nợ TK 133- 22,5
Có TK 331- 272,5
-Phản ảnh số chiết khấu
Nợ TK 331-25
Có TK 156-25


Tài khoản 532 – Giảm giá hàng bán

Bên bán sẽ xuất hóa đơn giảm giá cho số lương hàng kém chất lượng

Căn cứ vào hóa đơn giảm giá, bên bán sẽ hạch toán:
Nợ TK 532
Nợ TK 3331
Có TK 131
Nếu giảm giá trong cùng kỳ thì tờ hóa đơn này sẽ được kê vào bảng kê 02GTGT với số âm.
Nếu giảm giá khác kỳ thì tờ hóa đơn này sẽ ghi vào bảng kê 02A, lên tờ khai thuế ở mục điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu ra.

Bên mua sẽ hạch toán:
Nợ TK 331
Có TK 156
Có TK 133
Nếu giảm giá trong cùng kỳ thì tờ hóa đơn này sẽ được kê vào bảng kê 03GTGT với số âm.
Nếu giảm giá khác kỳ thì tờ hóa đơn này sẽ ghi vào bảng kê 02A, lên tờ khai thuế ở mục điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào.

3. Về thuế
Theo hướng dẫn tại Thông tư 06/2012/TT-BTC: "Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm, đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc giảm giá bán, chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền giảm giá, chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền giảm giá, chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá, chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào."

Như vậy, thuế GTGT phải kê khai và nộp theo giá đã chiết khấu thương mại, giảm giá. Theo như ví dụ trên, số thuế GTGT phải nộp sẽ là (100+150-25) x 10% = 22,5

No comments:

Post a Comment

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...