Sunday, March 17, 2013

Phương pháp hạch toán sau khi thanh tra thuế

Tham gia trên diễn đàn Webketoan, mình thấy rất nhiều trường hợp vướng mắc trong công tác hạch toán sổ sách sau khi thanh tra thuế (bị truy thu, xuất toán, điều chỉnh tăng/giảm,...). Sau đây mình ghi lại một số nghiệp vụ hạch toán chủ yếu để mọi người tham khảo và trao đổi thêm:

1. Hạch toán số thuế phải truy thu thêm :
Trường hợp Công ty bị truy thu nộp thêm số thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân, thì tại thời điểm nhận được Quyết định xử lý truy thu, Công ty hạch toán :
- Thuế GTGT truy thu thêm :
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
        Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
- Thuế TNDN truy thu thêm :
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
        Có TK 3334 - Thuế TNDN phải nộp
Khi nộp thuế: Nợ 3331, 3334/Có 111,112
- Thuế Thu nhập cá nhân truy thu thêm :
+ Trường hợp khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này
Nợ TK 334- Phải trả người lao động
        Có TK 3335 - Thuế TNCN phải nộp
+ Trường hợp do công ty phải trả
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
        Có TK 3335 - Thuế TNCN phải nộp

2. Về điều chỉnh số trích khấu hao TSCĐ:
Trường hợp qua kiểm tra phát hiện Công ty trích khấu hao cao hơn mức quy định tại Chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thực tế của các kỳ kế toán trước đây, thì Công ty hạch toán điều chỉnh lại số trích vượt mức qui định như sau :
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
        Có TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

Các trường hợp điều chỉnh nêu trên, Công ty không phải lập lại sổ sách kế toán, cũng như lập lại tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai thuế GTGT của các kỳ trước.

Cách khác: Xem lại nội dung tài khoản 811 trong chế độ kế toán ta thấy nội dung phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp.

Chi phí khác của doanh nghiệp gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có);
- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;
- Bị phạt thuế, truy nộp thuế;
- Các khoản chi phí khác.

Do đó, ta có thể hạch toán số thuế bj truy thu, bị phạt như sau:

Nợ TK 811
        Có TK 333xx
Tuy nhiên kế toán phải lưu ý loại trừ khoản chi phí này khi tính thu nhập chịu thuế.

No comments:

Post a Comment

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...